Khái Niệm Về Nước

Nước trong cơ thể con người
Nước trong cơ thể con người

Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hydro, có công thức hóa học là H2O và tồn tại ở dạng cụm chùm phân tử nước kết hợp với nhau trong môi trường bình thường. Nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống.

Vai Trò Của Nước

Trọng lượng cơ thể của con người có tới 70% là nước (chiếm 2/3 trọng lượng tế bào). Trong đó nước chiếm 83% thể tích trong máu, 75% của não, 75,6% cơ bắp, 83% gan, 22% xương, 82,7% da).
Với tỷ lệ phần trăm của nước chiếm trong mỗi cơ thể và các bộ phận như vậy, có thể thấy nước chính là một thành phần cơ bản của sự sống và là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe. Nước cần phải được bổ sung hàng ngày vào cơ thể để thay thế lượng nước cơ thể đã tiêu hao trong quá trình vận động, bài tiết, thở, …

Bn có biết?

+ 70% diện tích trái đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên trái đất có thể dùng làm nước uống.
+ Ở người trưởng thành, 4 – 6% lượng nước ở cơ thể được bài tiết và thay thế mới hàng ngày trong khi ở trẻ em tỷ lệ này là 15%.

Nước Là Dung Môi Của Các Phản Ứng Hóa Học Trong Cơ Thể

Tất cả các sự sống trên Trái đất này đều là nhờ có các phản ứng hóa học liên tục diễn ra và phần lớn các phản ứng hóa học sẽ không thể xảy ra nếu không có một loại dung môi dịch lỏng để hòa tan, vận chuyển và kết hợp các chất. Cụ thể ở đây, đối với con người đó chính là nước.

Lượng nước có trong máu sẽ giúp cho máu tồn tại ở dạng lỏng để dễ dàng hòa tan các chất dinh dưỡng và vận chuyển chúng đến các mô, tế bào của cơ thể. Đồng thời, nước cũng hòa tan các chất thừa sinh ra trong quá trình chuyển hóa và vận chuyển chúng đến phổi, thận để bài tiết ra ngoài.

Nước Còn Là Môi Trường Để Các Chất Dinh Dưỡng Tham Gia Vào Phản Ứng Sinh Hóa Nhằm Xây Dựng Và Duy Trì Tế Bào.

Nước Là Chất Phản Ứng

Nước không chỉ đóng vai trò là dung môi cho các chất phản ứng mà chính nó cũng tham gia trực tiếp vào các phản ứng trong cơ thể. Ví dụ như việc tiếp xúc với nước làm cho các phân tử có trọng lượng lớn như polysaccharide, chất béo, protein được phân cắt thành các phân tử nhỏ hơn.

Nước Là Chất Bôi Trơn

Các đầu nối, khớp nối, đầu xương và sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng hoạt động một cách linh hoạt và trơn tru chính là nhờ nước.

Nước Là Chất Điều Hòa Nhiệt Độ

Nước phân phối nhiệt độ của cơ thể. Hơi nóng sinh qua do quá trình chuyển hóa, oxy hóa năng lượng của các chất dinh dưỡng. Khi hơi nóng sinh ra nhiều, nhiệt độ vượt quá nhu cầu duy trì nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ thừa sẽ được tỏa ra ngoài. Một trong những cách tỏa nhiệt hiệu quả nhất là qua đường hô hấp và qua da. Khi nước bay hơi từ dạng nước sang dạng hơi, chúng hấp thu và mang theo nhiệt.

Bn có biết?

Bay hơi một lít nước qua đường mồ hôi của da làm mất 600 kcal nhiệt lượng của cơ thể. Trong điều kiện bình thường, cơ thể tự làm lạnh bằng bay mồ hôi qua da, tương đương 25% năng lượng chuyển hóa cơ bản. Khi mất từ 350 đến 700 ml/ngày trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường được gọi là bài tiết mồ hôi không cảm nhận thấy.

Nước Cung Cấp Chất Khoáng Cho Cơ Thể

Nước đem lại cho chúng ta một lượng đáng kể các chất khoáng: canxi, magie, natri, kali…cần thiết không thể thiếu cho cơ thể.

Vấn đề sức khỏe thường gặp khi cơ thể bị thiếu nước

Với tầm quan trọng của nước như vậy, nếu uống ít nước thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cơ thể. Sau đây là một vài biểu hiện gặp phải khi cơ thể thiếu nước:
+ Không uống đủ nước, việc tiêu hóa sẽ trở nên khó khăn và không hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng trong thức ăn dẫn đến việc các chất dinh dưỡng không được hấp thu hết sẽ bị thối rữa trong ruột gây ra các chứng táo bón, cặn bã bám vào thành ruột gây ra bệnh đại tràng.
+ Uống ít nước thì máu sẽ đặc và dính dẫn đến việc lưu thông máu không tốt. Trong trường hợp có lượng mỡ máu cao sẽ gây ra huyết áp cao, có khả năng bị tai biến.
+ Mệt mỏi, buồn ngủ, khô mắt, khô môi, rát môi.
+ Khô và ngứa da, rụng tóc, nổi mụn trứng cá.
+ Tái phát nhiễm trùng tiết niệu vì không có nước để loại các chất hóa học có hại và vi khuẩn ra ngoài cơ thể qua đường tiểu tiện.
+ Sạn thận, ho khan, viêm phế quản vì không khí qua mũi không được làm ẩm, kích thích và khiến cho phổi nhạy cảm với bụi bặm, khói thuốc và hóa chất.
+ Sổ mũi, nhức đầu, chóng mặt, cơ thể suy nhược, cơ bắp rã rời, đau đầu, …

Ti sao chúng ta b thiếu nước

Ung Không Đủ Nước
+ Hầu hết mọi người chưa thật sự hiểu hết vai trò quan trọng của nước trong việc điều hòa các chức năng của cơ thể và không biết chính xác uống nước bao nhiêu là đủ. Vậy chúng ta cần uống Bao nhiêu là đủ?+ Theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình một người trưởng thành cần bổ sung 1,5 – 2,0 lít nước mỗi ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai thì lượng nước uống mỗi ngày cần vượt qua con số từ 1,5 – 2,0 lít mỗi ngày khoảng 600 – 700 ml, tương đương với 10 – 12 cốc nước.Ung không đúng cách, ch ung khi khát
Khi khát, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt nước hoặc mất nước. Đây là một thói quen cần phải điều chỉnh tức thì bởi nếu chỉ uống nước khi khát, cơ thể đang trong tình trạng mất nước quá lâu rồi lại bị quá tải khi được bổ sung nước trở lại. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, hô hấp và tuần hoàn của cơ thể.

Ung Nước Mà Không Phi Là Nước (Các Loi Nước Ngt)
Bạn nên nhớ cơ thể cần nước chứ không phải là các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước có gas… vì những đồ uống này mang tính acid nên thay vì việc giải khát có thể làm cho cơ thể bạn bị mất nước nhiều hơn để đào thải và trung hòa acid.

Bn có biết?

Tại Mỹ, người ta tính có đến 30% người cao tuổi bị thiếu nước thường xuyên, và trong số 50% bệnh nhân cấp cứu thì chỉ số xét nghiệm cho thấy họ đều bị thiếu nước.

Bạn có thể xem thêm thông tin về nước sạch, nước tốt và nước kiềm ion hóa giàu hydro tại đây, thực trạng các loại nước uống hiện nay tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *